Bệnh chàm là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách phòng ngừa

Bệnh chàm hay eczema là một thuật ngữ để chỉ một số loại viêm da khác nhau. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da. Chàm không gây nguy hiểm, nhưng hầu hết các loại chàm đều gây đỏ da, sưng và ngứa. Vậy, bạn đã hiểu rõ về bệnh chàm chưa? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh chàm là gì ?

Bệnh chàm là một bệnh lý mạn tính có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là các trẻ nhỏ nhũ nhi, những trẻ này thường có yếu tố gia đình bố, mẹ, anh, chị mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi xoang, hen, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn, dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa hoặc các chất liệu khác…

Bệnh chàm có nhiều dạng tổn thương trên da khác nhau, có thể là mụn nước nhỏ nông hay các sẩn đỏ, tổn thương dạng lichen hóa, đặc trưng bởi triệu chứng ngứa kèm theo, đây thường là nguyên nhân chính khiến bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần trong năm.

Nguyên nhân mắc bệnh chàm?

Bệnh chàm là bệnh ngoài da thuộc dạng mãn tính. Do đó thường tái phát liên tục, điều này rất khó để giúp người bệnh điều trị dứt hẳn nếu như người bệnh không có phương pháp đúng và thật sự kiên trì chữa trị.

Điều mà mọi người quan tâm đầu tiên đó chính là do sự phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh bên trong hoặc bên ngoài. Ngoài ra còn do các nguyên nhân gây bệnh chàm sau đây:

  1. Di truyền

Nếu như trong gia đình đã có người mắc bệnh thì điều này sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ở người thân cao gấp 2 lần người bình thường khác.

  1. Bệnh lý

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm có thể do các bệnh lý do viêm da do cơ địa. Hay các tiết tố bên trong như: viêm đại tràng, bệnh thận, xơ gan…

Làm thay đổi tất cả cấu cấu trúc sinh lý, hay của nội tạng như gan, thận nên cũng là nguyên nhân gây bệnh.

  1. Cơ địa

Những biến đổi trong quá trình chuyển hóa chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết bẩm sinh tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.

  1. Nguyên nhân ngoại sinh

Các nguyên nhân ngoại sinh bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh có liên quan như yếu tố vật lý hay hóa học… Những yếu tố này có thể tiếp xúc trực tiếp vào da, điều này sẽ gây kích ứng, cụ thể.

  • Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất do tính chất công việc hay những nguyên nhân khách quan khác làm người bệnh chàm tiếp xúc thường xuyên với chất lưu huỳnh. Hay cũng có thể là thủy ngân,và các chất hoá học khác như: sulfamid, chlorocid, penicillin,…
  • Các sản phẩm vi sinh: vi khuẩn, nấm…
  • Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ xát hay  do gãi nhiều…
  • Vật dụng sử dụng hằng ngày: chất liệu của quần áo, hay chất trong khăn, có thể là giày dép, và đặc biệt mỹ phẩm… cũng có khi là nguồn gốc tác sinh của bệnh.
  • Thực phẩm: có thể bệnh phát sinh do dị ứng thực phẩm, thường gặp là dị ứng bởi trứng, sữa, đậu phộng…
  • Động vật và thực vật: cũng là tác nhân không thể thiếu trong các bệnh da liễu: lông chó mèo, mối mọt, phấn hoa…

Các loại bệnh chàm thường gặp

Khi mọi người nhắc đến bệnh chàm, họ thường có nghĩa là viêm da dị ứng, được đặc trưng là da khô, ngứa thường xuất hiện với phát ban đỏ. Đây là loại bệnh chàm phổ biến và mãn tính nhất.

Các loại chàm khác bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc: Do tiếp xúc với chất kích thích. Da mẩn đỏ, ngứa và rát. Tình trạng viêm biến mất khi chất kích thích được loại bỏ.
  • Bệnh tổ đỉa: Hay xảy ra ở vùng da lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh gây ra các mảng da ngứa, bong vảy hoặc đỏ, nứt nẻ và đau đớn. Tình trạng phổ biến hơn ở phụ nữ.
  • Chàm thể đồng tiền: Gây ra các mảng da khô, tròn trong những tháng mùa đông. Nó thường ảnh hưởng đến chân. Bệnh phổ biến hơn ở nam giới.
  • Chàm da tiết bã: gây ngứa, đỏ, nổi vảy, đặc biệt là trên da đầu, trên lông mày, trên mí mắt, hai bên mũi và sau tai.

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm Eczema

Triệu chứng chính của bệnh chàm là ngứa, khô, sần sùi, bong tróc, viêm và kích ứng da. Nó có thể nổi lên, giảm dần, rồi lại nổi lên.

Bệnh chàm có thể xảy ra ở bất cứ đâu nhưng cánh tay, khuỷu tay bên trong, phía sau đầu gối hoặc đầu (đặc biệt là má và da đầu) là những nơi bị ảnh hưởng. bệnh không truyền nhiễm và trong một số trường hợp, nó trở nên ít nghiêm trọng hơn theo tuổi tác.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Ngứa dữ dội
  • Các mảng màu đỏ hoặc nâu xám
  • Các mảng phát ban nhỏ, nổi sần và chảy mủ khi bị trầy xước
  • Các mảng vảy khô cứng rỉ ra dịch vàng có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng
  • Da dày lên, có vảy
  • Càng gãi sẽ càng làm kích ứng thêm và làm viêm da. Điều này có thể gây nhiễm trùng và phải được điều trị bằng kháng sinh.

Bệnh chàm có lây không ?

Bệnh chàm còn được gọi là bệnh eczema do nhiều nguyên nhân gây ra tuy nhiên bệnh này không có tính chất lây lan từ người này sang người khác, nó có yếu tố di truyền nên khả năng mắc bệnh đa số liên quan đến yếu tố gia đình.

Mặc dù bệnh chàm không lây lan, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng triệu chứng ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu và do nhiều vị trí của nó nên sẽ ảnh hưởng đến phương diện thẩm mỹ khiến nhiều người không tự tin.

Bệnh chàm được chẩn đoán như thế nào?

Không có xét nghiệm cụ thể nào có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh chàm. Nếu bác sĩ của bạn đã thấy tình trạng trước đó, họ có thể nhận ra bằng cách xem xét các triệu chứng.

Patch test hay test áp bì có thể xác định chính xác các chất gây dị ứng gây ra các triệu chứng, như dị ứng da liên quan đến viêm da tiếp xúc (một loại bệnh chàm).

Trong quá trình làm Patch test, một chất gây dị ứng được cho lên bề mặt da. Nếu bạn dị ứng với chất gây dị ứng đó, da sẽ bị đỏ và rát.

Biện pháp điều trị chàm da (Eczema)

Nguyên nhân gây nên bệnh chàm da rất phức tạp và vẫn chưa được biết rõ. Vì thế các phương pháp điều trị hiện nay chỉ nhằm giải quyết các triệu chứng khi bệnh khởi phát mà không giúp loại bỏ bệnh vĩnh viễn.

Nguyên tắc điều trị:

  • Dùng thuốc
  • Chăm sóc da
  • Tránh các yếu tố gây dị ứng
  • Điều trị tâm lý
  • Điều trị cụ thể
  • Thuốc bôi

Khi có các triệu chứng như mẩn đỏ, nổi mụn nước hay ngứa, người bệnh nên nhanh chóng đến khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và điều trị thích hợp, tránh để bị nhiễm trùng nặng hơn.

Bác sĩ thường lựa chọn các loại thuốc bôi có chứa thành phần Corticoid giúp làm giảm sưng, giảm viêm một cách nhanh chóng.

Lưu ý, người bệnh nên bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thêm vì thuốc có các tác dụng phụ khi sử dụng quá liều hay quá thời gian quy định.

Thuốc uống

  • Thuốc giảm ngứa
  • Khi bị bệnh chàm sẽ có triệu chứng châm chích, ngứa rất khó chịu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng làm việc của người bệnh.
  • Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamin giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa, cải thiện giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Đối với trẻ em, có thể sử dụng thuốc giảm ngứa dưới dạng chế phẩm si rô.
  • Thuốc kháng sinh
  • Trong trường hợp tại vùng da bị chàm có nhiễm trùng kèm theo, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh uống giúp diệt vi khuẩn và kháng viêm, giúp vết thương nhanh chóng phục hồi.

Chăm sóc da

  • Làm sạch vùng da bị chàm và sử dụng các dung dịch sát khuẩn để phòng ngừa bị nhiễm trùng.
  • Tránh cào gãi làm vỡ các mụn nước tại vùng da này dẫn đến rỉ dịch và dễ bị nhiễm trùng.
  • Bảo vệ vùng da đang viêm khỏi các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh để không làm bệnh trở nên nặng hơn.
  • Khi vùng da bị chàm trở nên khô và tróc vảy, người bệnh nên thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên nhiều lần trong ngày để giúp phục da được phục hồi.
  • Tránh các yếu tố dị ứng
  • Người bị bệnh chàm nên tránh xa các yếu tố dị ứng từ thức ăn, động vật, thực vật, hóa chất, môi trường… trong thời gian điều trị để phòng ngừa bệnh trở nặng hơn hay bùng phát tại vị trí khác của cơ thể.

Điều trị tâm lý

  • Các triệu chứng như ngứa, dày da, biến dạng da làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống và gây trở ngại về tâm lý cho người bị bệnh chàm.
  • Thường xuyên hướng dẫn người bệnh cách phòng ngừa bệnh và điều trị phục hồi thẩm mỹ cho người bệnh góp phần giúp họ dễ dàng chấp nhận bệnh và tăng chất lượng cuộc sống.

Phòng ngừa và kiểm soát bệnh chàm Eczema

  • Thay đổi lối sống như giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ có thể làm giảm khả năng bùng phát bệnh chàm. Tránh các chất gây kích ứng, như vải thô, xà phòng và chất tẩy rửa mạnh. Thời tiết lạnh cũng có thể làm khô da và gây tái phát bệnh.
  • Những người bị viêm da dị ứng nên tránh gãi. Để ngăn tổn thương da, có thể xoa vùng bị ngứa hơn là gãi.
  • Bởi vì da khô có thể làm bùng phát bệnh chàm, bác sĩ da liễu có thể khuyên dùng một loại kem dưỡng ẩm dạng thuốc mỡ hoặc kem sẽ giúp làm dịu làn da của bạn.
  • Không có cách chữa trị bệnh chàm, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng các phương pháp điều trị phù hợp. bao gồm một sự kết hợp của thay đổi lối sống và chế độ thuốc. Trong một số trường hợp, bệnh chàm có thể gây ra thêm các biến chứng cho sức khỏe.
  • Nhiễm trùng da như bệnh chốc lở gây ngứa liên tục. Khi gãi làm rách da, vi khuẩn và virus có thể xâm nhập vào.
  • Thường xuyên bị ngứa cũng gây ra viêm da thần kinh. Bệnh này làm cho da dày, đỏ, thô và có màu đậm hơn. Đây không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến sự đổi màu vĩnh viễn và dày lên của da ngay cả khi bệnh chàm không hoạt động. Gãi cũng có thể gây sẹo.
  • Nhiều người bị bệnh chàm cảm thấy xấu hổ và ngại ngùng về làn da của mình. Điều trị thích hợp và kiểm soát căng thẳng có thể giúp làm dịu các triệu chứng. Các phương pháp hỗ trợ cũng có thể giúp người bệnh điều trị bệnh.
  • Vận động mạnh có thể khiến những người bị bệnh chàm cảm thấy khó khăn vì đổ mồ hôi có thể gây ra cơn ngứa. Mặc đồ mát mẻ có thể giúp hạ nhiệt trong khi tập thể dục. Bạn nên tránh các vận động mạnh trong khi đang bị bệnh.
Mục nhập này đã được đăng trong Chàm và được gắn thẻ , .